Hot

Mẹo hay

Mẹo vặt gia đình

Mẹo vặt làm đẹp

Mẹo vặt nhà bếp

Mẹo vặt công nghệ

Mẹo vặt sức khỏe

Mẹo vặt khác

Mẹo đánh bay mọi vết rỉ sét để có đồ dùng sáng choang

Dao, muỗng, đồ dùng nhà bếp bằng kim loại dùng lâu thường hay bị rỉ sét trông không thẩm mỹ, lại mất vệ sinh. Hãy áp dụng những cách sau để làm sạch chúng.-Bạn trẻ - Cuộc sống

Dao, muỗng, đồ dùng nhà bếp bằng kim loại dùng lâu thường hay bị rỉ sét trông không thẩm mỹ, lại mất vệ sinh. Hãy áp dụng những cách sau để làm sạch chúng.

Dùng chanh và muối

Đổ một ít muối lên phủ toàn bộ vùng bị rỉ sét, tiếp đó vắt chanh vào (dùng 1 muỗng canh cho chanh và 1/2 muỗng cà phê cho muối). Để hỗn hợp khoảng 2-3 tiếng, sau đó dùng bàn chải chà lên vết rỉ sét, bạn sẽ thấy độ rỉ sét của kim loại giảm đi rõ rệt. Ngoài ra, có thể sử dụng vỏ chanh để chà lên bề mặt bị sét để tránh làm hỏng bề mặt của kim loại.




Đánh gỉ bằng hành tây

Dùng hành tây thái ra để lau dao bị gỉ, hành sát đến đâu, gỉ hết đến đấy. Đây là cách tẩy vết rỉ sét khá đơn giản mà không phải ai cũng biết. Bạn hãy thử với cách này đảm bảo mang lại hiệu quả cao.



Tẩy gỉ bằng phèn chua

Nồi sắt mới mua, trên mặt có một lớp gỉ sắt màu đen, nếu rửa bằng nước trong 1 thời gian ngắn rất khó rửa sạch. Ta có thể đổ vào trong nồi khoảng 1 lít nước sạch và 50g phèn chua, đun sôi 1 phút, dùng bàn chải hoặc giẻ lau cọ rửa, gỉ sắt sẽ được tẩy sạch.



Sử dụng baking soda

Rắc một ít baking soda kèm theo ít nước lên chỗ kim loại bị rỉ sét và để đó khoảng 3 giờ đồng hồ, sau đó lấy bàn chải chà lên bề mặt và rửa lại với nước lạnh. Chất tẩy mạnh trong baking soda sẽ đánh bay mọi vết rỉ sét đáng ghét.




Tẩy gỉ bằng giấm ăn

Nếu đồ dùng có đốm gỉ, ta dùng giấm lau chùi, vết gỉ sẽ hết. Đồ nhôm bị gỉ ta có thể ngâm vào trong nước giấm (tỉ lệ giấm cần căn cứ vào độ gỉ của đồ dùng để pha) Sau khi ngâm, ta vớt đồ gỉ ra rửa sạch, đồ dùng sẽ sáng lại như mới. Khi đồ dùng bằng đồng bị gỉ, ta dùng khăn tẩm giấm ăn cùng với 1 ít muối hoặc bột mai cá mực để lau, vết gỉ sẽ hết.



Kết hợp khoai tây và nước rửa chén

Cắt đôi khoai tây và ngâm mặt cắt vào dung dịch nước rửa chén, tiếp theo đặt khoai tây lên bề mặt kim loại và để trong vài giờ, sau đó chà nhẹ khoai tây vào chỗ bị rỉ sét và dùng miếng giẻ chùi chén để rửa sạch vật liệu. Phương pháp này nhằm tạo ra hỗn hợp chất làm tan đi độ rỉ sét trên bề mặt của kim loại.



Dùng công cụ mài mòn

Cách thức này đòi hỏi cần có dầu mỡ bôi trơn, đánh tan vết rỉ sét bằng cách cạo nó đi. Sử dụng máy mài điện hoặc giấy nhám hạt mịn chà lên bề mặt bị rỉ sét, độ ma sát sẽ ăn mòn là làm biến mất đi vết sét trên bề mặt kim loại.



Nến

Phương pháp dùng nến thường được áp dụng để tẩy vết gỉ sét trên bề mặt bàn ủi, bàn là. Chỉ cần chà nến lên bề mặt bàn ủi, sau đó bật bàn là nóng lên và ủi mặt đế vào 1 chiếc khăn mềm hoặc miếng giẻ lau. Nhiệt độ nóng kết hợp với nến sẽ làm cho các vết gỉ sét bị đánh bay hiệu quả.


Vietnamnet

Cách làm sạch nhớt cá trê khi nấu ăn

Các bà nội trợ ở quê thường dùng tro bếp để làm sạch hết nhớt cá trê. Tuy nhiên ở thành phố rất khó để tìm được tro bếp. Theo kinh nghiệm của tôi, có một cách làm sạch cá trê bằng dấm khá đơn giản.

Mẹo rửa rau sạch đúng cách

Hiện nay đa số 90% các bạn đang rửa rau chưa đúng cách và sẽ để sót lại mùn đất, trứng run, sán và thuốc trừ sâu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình. Vì vậy mình sẽ giới thiệu cho các bạn 4 cách rửa rau sạch



1. Rửa rau lá

Với rau lá to như cải, xà lách...: thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một hồi lâu cho sạch hết ký sinh trùng. Lật tiếp qua bề kia rửa tương tự như vậy.





Các cành rau nhỏ như rau muống, xà lách xoong, rau đắng...: phải rửa nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Sau khi rửa rau dưới vòi nước xong có thể đem rửa lại rau trong chậu 1 - 2 nước nữa.

Để loại bỏ các khuẩn tả thì sau khi rửa, có thể ngâm rau qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít, cho 1 thìa muối, rồi ngâm trong vòng 5 phút. Chị em lưu ý, không nên ngâm rau trong nước quá lâu vì sẽ làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất.

2. Rửa hoa quả

Các loại rau ăn quả như cà chua, dưa chuột...: Khi mua về, rửa sạch từng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc (có thể là thuốc trừ sâu) phân hủy.

3. Rau củ

Khi chế biến rau củ như khoai tây, cà rốt, su hào...: Nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

4. Rửa các loại hoa

Có nhiều loại rau ăn hoa như hoa bí, nụ mướp, hoa thiên lý, hoa so đũa, hoa điên điển...: Chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.

Mẹo bảo quản gia vị lâu không hỏng

Chị em thường mua gia vị về dùng dần. Để đảm bảo chúng luôn tươi ngon, giữ hương vị đặc trưng, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ dưới đây.

Hạt tiêu

Để tiêu vẫn giữ hương thơm và vị cay, sau khi xay nhuyễn, bạn cho chúng vào lọ thuỷ tinh, đậy kín nắp. Sau đó, phủ một lớp ni lông lên nắp lọ tiêu. Để tiêu nguyên sọ sẽ kéo dài thời gian sử dụng hơn là xay nhỏ. Do vậy, nếu không có nhu cầu sử dụng ngay, bạn nên để nguyên, tiến hành bảo quản sẽ tốt hơn.




Muối

Muối để lâu ngày dễ bị vón cục. Nhằm tránh tình trạng này, bạn có thể tận dụng vài hạt gạo đặt vào. Gạo có tác dụng hút ẩm tốt, khiến muối luôn được khô ráo.

Ớt

Khi mua về không sử dụng hết, nếu không biết cách bảo quản, ớt dễ trở nên khô quắt, mốc thếch. Tốt nhất, nên cắt hết cuống, rửa sạch rồi cho vào hộp đậy kín, đặt trong ngăn lạnh. Khi dùng, rửa ớt với nước, ớt sẽ mềm lại như cũ.
Hành tây

Ngoài cách cho vào từng túi giấy, chị em có thể tận dụng những chiếc quần, tất giấy không dùng để bảo quản hành. Cho từng củ vào ống quần, mỗi củ buộc một nốt lần lượt đến hết. Điều này không chỉ giúp cách ly hành mà có khả năng cung cấp môi trường khô thoáng, hút ẩm tốt.

Hành, tỏi

Muốn hành, tỏi không bị mọc mầm, nên đặt chúng trong túi lưới, túi giấy hoặc rổ để dễ dàng thông hơi, nếu cất trong túi kín hoặc hộp nhựa thì hành, tỏi dễ bị thối mốc.

Gừng

Trường hợp không sử dụng hết phần gừng đã mua, hãy vùi chúng vào lớp cát. Bạn cũng có thể cho gừng vào túi nhựa rồi giữ trong tủ lạnh; dùng giấy thấm nước bọc gừng lại, đựng trong túi ni lông kín sau đó cho vào tủ lạnh.

Lưu ý, với các loại gia vị khô như tiêu, bột nghệ… bạn cần đảm bảo các dụng cụ lưu trữ được hong khô tuyệt đối. Ngoài việc chuẩn bị một chiếc hũ “đạt chuẩn”, khi dùng thìa lấy gia vị cần lau thật khô.

Ngoài ra, cần chú ý đậy nắp thật chặt. Việc để nắp hộp lỏng lẻo khiến gia vị bên trong dễ bị nhiễm ẩm, làm mất hương vị đặc trưng.


Theo Giadinh

10 mẹo vặt ăn uống thú vị

Chỉ cần dùng dao cắt hai đầu vỏ cam hoặc quýt, khía một đường ngoài vỏ, và từ từ tách vỏ ra là có thể lấy được múi của chúng đơn giản mà đẹp mắt.

Mẹo giữ thực phẩm tươi lâu trong mùa đông này

Dùng nilon bọc cuống chuối, rửa dâu bằng nước pha giấm, dùng khăn giấy gói rau củ trước khi để tủ lạnh... Những cách đơn giản nhưng hiệu quả này sẽ giúp giữ thực phẩm tươi lâu hơn.